Đại cương Móng chẻ

Tiến hóa

Bộ móng chẻ của bò rừng châu Mỹ (Bison)

Các nhà cổ sinh vật học suy đoán rằng trong thời kỳ Eocen, những cư dân sống ở vùng đầm lầy có những ngón chân mang gánh trọng lượng cơ thể của chúng chủ yếu tụ sức nặng ở hai ngón chân giữa, chúng phát triển với kích thước bằng nhau, trở thành loài móng chẵn Artiodactyla hoặc động vật có móng guốc chẵn. Trước khi kết thúc kỷ Eocen, các ngón bên của một số loài đã bị teo đi và thực tế biến mất trong khi các mảnh cơ bản hoặc lớp ẩn của cặp ngón chân hỗ trợ trở nên hợp nhất với nhau, do đó tạo ra hình dạng móng guốc.

Động vật có vú có móng guốc là động vật móng guốc chẵn thuộc bộ Artiodactyla trái ngược với động vật có móng guốc ngón lẻ của bộ Perissidactyla, chẳng hạn như ngựa, có một ngón chân, hoặc tê giác có ba ngón chân. Tổ tiên năm ngón của các loài trong thế Eocen sớm nhất đã phát triển các bàn chân gợi ý rằng những con cháu hiện đại có ngón chân lẻ và chân chẵn. Ngay cả Phenacodus, loài tổng quát nhất trong số các loài động vật có vú thời kỳ đầu, cũng có một bàn chân, trong đó ngón chân giữa có phần lớn hơn các ngón khác và có thể được xếp vào bộ phận của động vật móng guốc có ngón lẻ là Perissidactyla.

Điển hình

Một con dê đang leo lên triền núiMột con sơn dương đang leo trên một con đập nước vách dựng đúng

Ở loài là động vật leo núi có tiếng[1], móng chân của chúng cũng giống như móng của các loài móng guốc khác, như trâu, bò, ngựa, lừa, la, nhưng phân tích giải phẫu cho thấy không phải là như vậy, móng guốc của loài dê có cấu tạo chẻ đôi cách nhau một khoảng đủ rộng để có thể giúp chúng cân bằng trọng lượng và có độ bám nên bám được rất chắc vào mặt bằng mà chúng tiếp xúc, nhất là các loài dê núi hoang luôn có sự thích nghi rất nhanh với mọi loại địa hình, ưu điểm riêng biệt và đặc trưng này cho phép chúng di chuyển, giữ thăng bằng và leo trèo trên các dốc núi cao chênh vênh hay thậm trí trên cả các cành cây cao một cách dễ dàng[2].

Không giống như guốc ngựa hay của các loài móng guốc khác kể trên, các cạnh của móng guốc dê rất sắc, rất chắc chắn và cứng cáp, trong khi phần trung tâm lại mềm, giúp cho dê núi có thể bám vào các bề mặt nhỏ hoặc không đồng đều. Những loài dê núi sống tại khu vực nam Mỹ có thể trèo lên tới độ cao gần 4000m, chúng thường ở trên những vách đá cao (gần như dựng đứng) cả ngày để tìm kiếm thức ăn, chúng không tỏ vẻ sợ hãi trước mặt tường dốc đứng, thậm chí còn chen chúc tìm vị trí tốt[3]. Bộ lông dày và hai lớp của loài dê giúp chúng có thể tránh được kẻ thù. Khi gặp kẻ thù, chúng có thể nhảy xa 4m từ dốc cheo leo.

Loài Dê núi Alps (Alpine Ibex) là một loài động vật ăn cỏ giống dê núi lớn sống ở các đỉnh cao nhất của dãy núi An-pơ (Alps) ở Châu Âu và chúng có thể thoải mái leo lên những bức tường thẳng đứng. Chúng sử dụng móng guốc giống như chiếc gọng kìm và sự nhanh nhẹn ấn tượng của chúng để leo lên ngay cả những vách đá dốc nhất, do đó loài dê này tránh được hầu hết các loài săn mồi. Chúng có khả năng giữ thăng bằng tuyệt vời, thường sống ở địa hình rất dốc với độ cao thậm chí lên tới 4.600m mà không sợ bị ngã. Sở dĩ loài dê này sống trên độ cao như vậy là để ẩn náu, bảo vệ mình khỏi các loài thú ăn thịt nguy hiểm. Nhưng chính khả năng leo lên cả những bức tường thẳng đứng của chúng đã khiến loài dê Ibex này nổi tiếng khắp thế giới[2].

Đập Cingino ở đây ghi nhận những bức ảnh về loài sơn dương Ibex leo lên con đập thẳng đứng có thể thấy loài động vật này di chuyển trên con đập một cách thành thạo khó tưởng[3]. Bằng cách nào đó mà những con dê ibex có thể bám chặt vào bất kỳ tảng đá nào nhô ra khỏi đập nước, điều này cũng cho phép chúng thoải mái di chuyển trên bức tường cao 50 mét và tiếp cận khoáng chất là muối khoáng mà chúng thèm muốn. Là những thợ leo núi xuất sắc, dê Ibex sẽ trèo lên mặt thẳng đứng của những bức tường (kè taluy đường giao thông, kè các đập thủy lợi), bám vào những tảng đá nhỏ nhô ra làm chỗ đứng và liếm muối[2]. Những con đực to lớn thường không thể tham gia vào loại hành vi này do khối lượng cơ thể lớn (lên đến 100 kg) và sừng lớn khiến chúng khó giữ thăng bằng hơn, trong khi những con cái thường được nhìn thấy trên các con đập. Móng guốc chẻ làm đôi và đệm chân như cao su giúp dê núi chúng giữ thăng bằng dễ dàng leo lên bề mặt vách đá gần như thẳng đứng để tìm liếm muối khoáng[4].